Câu hỏi thường gặp, Chăm sóc da

Da nhiễm corticoid nên chăm sóc thế nào?

Da nhiễm corticoid cần có chế độ chăm sóc riêng sau điều trị để nhanh chóng hồi phục lại trạng thái ban đầu. Cùng Belle Lab tìm hiểu phương pháp chuẩn nhé!

Sau điều trị, da nhiễm corticoid thường trong trạng thái nhạy cảm, cần được chăm sóc nhẹ nhàng và kỹ lưỡng. Vậy đâu là phương pháp được các chuyên gia da liễu khuyến khích? Đọc kỹ bài viết này để tìm ra câu trả lời chuẩn nhất nhé!

Da nhiễm corticoid là gì?

Corticoid (corticosteroid) vốn không phải chất có hại, thường được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh về da, xương khớp hay hen suyễn. Với đặc tính chống dị ứng và kháng viêm vượt trội, corticoid thường bị lạm dụng dưới dạng kem thuốc, kem mỡ và thậm chí là thuốc uống và tiêm. Chất này xuất hiện trong hàng loạt mỹ phẩm chăm sóc da với lời quảng cáo công dụng thần thánh.

da nhiễm corticoid 1
Bản chất corticoid không phải là thuốc gây hại (Ảnh: sưu tầm)

Tuy nhiên, corticoid lại là con dao hai lưỡi bởi hàng loạt tác dụng phụ kéo theo cho làn da và cả sức khỏe nếu tự ý sử dụng trong thời gian dài. Dù corticoid thật sự có thể ứng dụng chữa bệnh về da, nhưng dùng không đúng liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia, da rất dễ rơi vào tình trạng nhiễm corticoid, hay còn gọi là “nghiện corticoid”. Đây là bệnh lý rất phổ biến ở nước ta, chủ yếu là do sử dụng kem trộn, rượu thuốc và các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc chứa corticoid khác.

Dấu hiệu da nhiễm corticoid cần chú ý ngay

Theo chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa I Đỗ Thị Phương Nhung, khoa Da liễu, bệnh viện Da liễu Hà Nội, da nhiễm corticoid rất dễ nhận biết với triệu chứng rõ rệt, chia làm 5 cấp độ chính.

da nhiễm corticoid 2
Da có các dấu hiệu trên thì khả năng cao đã nhiễm corticoid (Ảnh: sưu tầm)

Cấp độ 1: Da khô và bong tróc

Da nhiễm corticoid trong một thời gian ngắn, nồng độ thấp và chịu tổn thương nhẹ sẽ được xếp vào cấp độ này. Biểu hiện chủ yếu trên da chỉ là sần sùi, khô, bong tróc nhẹ và ngứa râm ran.

Cấp độ 2: Viêm da cấp tính

Lúc này, da chính thức nhiễm độc với những hiện tượng hoại tử như nổi bong bóng giống bị bỏng, tổn thương ngày càng lan rộng. Lúc bóng nước vỡ gây nhiều đau nhức, dần mưng mủ, nhiễm trùng. Nếu không được trị liệu ngay thì da sẽ luôn đỏ rát và xuất hiện thâm sạm từ bóng nước khô.

Cấp độ 3: Giãn mạch máu

Dấu hiệu da nhiễm corticoid này thường xuất hiện sau khoảng 1 năm sử dụng sản phẩm độc hại, minh chứng cho tổn thương tận sâu trong hệ mao mạch bên dưới làn da. Cảm giác da đỏ rực, nóng ran thường trực vô cùng khó chịu. Đồng thời, da còn bị châm chích, căng tức, phù nề vì ngậm nước.

Cấp độ 4: Viêm da tiết bã nhờn và bùng phát mụn

Khi da nhiễm corticoid ở cấp độ nặng, người bệnh sẽ thấy nhiều nước nhầy, mụn sưng viêm, nóng đỏ, đau rát. Lúc này, điều trị viêm da tiết bã nhờn vô cùng hao tổn công sức, tiền của mà vẫn để lại khuyết điểm về sau.

Cấp độ 5: Viêm da kích thích

Giai đoạn này chính là cảnh báo cao nhất đến từ làn da nhiễm độc. Hiện tượng da ngứa, bỏng rát, đau nhức, đỏ rực dù không chạm vào làm người bệnh khổ sở. Sau một thời gian, da chuyển qua khô, bong tróc, đóng vảy, ảnh hưởng cực lớn tới thẩm mỹ và sức khỏe. Đặc biệt là khi mụn nước có dịch vàng xuất hiện ồ ạt, gây nhiễm trùng và hoại tử. 

Tại sao da bị nhiễm corticoid?

da nhiễm corticoid 3
Vì sao da gặp phải cơn ác mộng mang tên corticoid? (Ảnh: sưu tầm)

Nếu lạm dụng chất corticoid trong làm đẹp, chữa bệnh, v.v, bạn rất dễ đối mặt với hiện tượng da nhiễm corticoid. Nhóm thuốc này cần được ứng dụng dưới sự hướng dẫn chuyên môn từ y bác sĩ, và các sản phẩm cần được kiểm duyệt với nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.

Cụ thể, corticoid vốn là thuốc không dùng trong mỹ phẩm, nhưng nhiều nơi vẫn cố tình trộn hoạt chất này để có hiệu quả nhanh, siêu lợi nhuận. Họ không có đủ trình độ để nhận biệt hoặc cố tình bất chấp những tác hại để lại trên làn da khách hàng. Hãy là người tiêu dùng thông minh, làm đẹp đúng cách, không để làn da rơi vào tình trạng phụ thuộc corticoid nhé!

Điều trị da nhiễm corticoid như thế nào?

Tùy vào cấp độ da nhiễm corticoid mà các y bác sĩ và chuyên gia da liễu sẽ đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp nhất. Theo chia sẻ đến từ bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, da ở mức nhẹ sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng sản phẩm là tác nhân gây ra vấn đề này. Sau đó, người bệnh tiến hành điều trị bằng thuốc liều lượng nhẹ, kết hợp tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc sau trị liệu.

da nhiễm corticoid 4
Da bị nhiễm corticoid cần tìm ra giải pháp phù hợp (Ảnh: sưu tầm)

Ở cấp độ nặng, tùy vào thời gian và mức độ suy yếu của làn da, người bệnh cần phương pháp điều trị chuyên sâu. Bởi vì lúc này làn da đã phụ thuộc nghiêm trọng vào corticoid, ngay lập tức ngưng sử dụng sản phẩm hoàn toàn có thể gây ra phản ứng cực mạnh. Tần suất dùng corticoid cần được điều chỉnh giảm dần dần, đến khi tổn thương nhẹ bớt trước. Sau đó, tùy vào mức độ và cơ địa của mỗi người, chuyên gia da liễu sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số giải pháp phổ biến nhất trong trị liệu da bị nhiễm corticoid.

  • Công nghệ lăn kim và lột da: Phù hợp với da nhiễm corticoid có dấu hiệu nổi mụn.
  • Công nghệ ánh sáng sinh học: Ánh sáng bước sóng cao có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn. Do đó, công nghệ này đã được áp dụng trong điều trị da nhiễm corticoid.
  • Thuốc kê đơn: Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc bôi da, thuốc kháng sinh, v.v để giảm tình trạng viêm nhiễm.
  • Thảo dược: Một vài loại thảo dược thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, kháng viêm cũng giúp ích trong việc hồi phục lại làn da ban đầu.

>>> Tham khảo các sản phẩm phục hồi da nhiễm corticoid trên hệ thống Belle Lab tại đây.

Cách chăm sóc da nhiễm corticoid sau trị liệu

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi cũng như giảm thiểu tối đa những hậu quả mà corticoid để lại trên da, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và tự xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt kỹ lưỡng.

  • Hãy vệ sinh da mỗi ngày với nước sạch và sản phẩm dịu nhẹ, không hương liệu.
  • Không chọn hóa mỹ phẩm có chứa thành phần gây ngứa, khô, bỏng rát và bong tróc da như sodium, camphor, menthol,v.v. Nếu có, phải ngưng ngay lập tức.
  • Các dòng mỹ phẩm se khít lỗ chân lông, toner, có tinh chất lột tẩy,… cũng không nên dùng trong thời điểm này.
  • Hạn chế tối đa trang điểm.
  • Không dùng tay tiếp xúc với vùng da tổn thương, nhất là việc chà xát mạnh.
  • Giữ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tránh xa mụn. Da nhiễm corticoid vốn đã rất nhạy cảm do viêm nhiễm.
  • Các loại thuốc có nguy cơ gây viêm da như thuốc tim mạch, đau đầu, trầm cảm,… đều cần có chỉ dẫn của bác sĩ.
da nhiễm corticoid 5
Hậu trị liệu, hãy trân trọng làn da hơn nhé! (Ảnh: sưu tầm)

Một số bí quyết chăm da có thể hữu ích cho da yếu từ Belle Lab:

Lời khuyên

Da nhiễm corticoid cần phải điều trị nhanh chóng để hạn chế tối đa những tác hại trên da. Về lâu dài, corticoid thấm vào mạch máu sẽ đáng báo động hơn nữa. Lúc này, câu chuyện không chỉ dùng ở thẩm mỹ mà còn trực tiếp liên quan tới sức khỏe. Đừng để da nhiễm corticoid. Và nếu không may mắc phải, hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia nhé!

Trả lời